Chắc hẳn bất cứ bạn sinh viên nào cũng ít nhất 1 lần tự hỏi mình sẽ chọn nghề gì để làm? Nghề gì phù hợp với mong muốn và năng lực của mình? Ngành mà mình chọn đòi hỏi những kỹ năng hay kiến thức gì? 4sv hiểu rằng, giai đoạn sinh viên là khoảng thời gian mà các bạn trẻ thấy chông chênh nhất khi phải đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân. Chính vì vậy, 4sv muốn chia sẻ với các bạn những bài viết định hướng nghề nghiệp nhằm giúp bạn trả lời câu hỏi ngành mà bạn đang theo đuổi đòi hỏi điều gì? và bạn cần làm gì để chinh phục nhà tuyển dụng? Tại mục Định hướng và Việc làm, 4sv đang cung cấp kiến thức về những ngành sau và sẽ tiếp tục được cập nhật liên tục.
1. Ngành Marketing
Hãy thử tưởng tượng bạn tạo ra được một sản phẩm độc đáo, đáp ứng được nhu cầu của đông đảo người, thậm chí có thể làm thay đổi cả thế giới nhưng lại không biết làm thế nào để sản phẩm của mình được mọi người biết. Bạn nhận ra rằng mình cần một kế hoạch cụ thể để tung sản phẩm ra thị trường. Và đó chính là lý do ngành Marketing ra đời.
Đây có thể xem là ngành hot nhất hiện nay nhưng tốc độ đào thải cũng nhanh đến chóng mặt. Vì thế các bạn cần phải trang bị cho mình lượng thông tin khá vững vàng để dấn thân vào nghề.
2. Ngành Nhân sự
Với sự cạnh tranh nhân lực ngày càng gay gắt, khi mà lượng lao động chất lượng cao đang trở nên khan hiếm do chảy máu chất xám thì ngành HR - Nhân sự đang dần khẳng định vị trí của mình và nằm trong top 10 ngành nghề “hot” nhất hiện nay ở Việt Nam.
Không như các ngành nghề khác, khi làm ở các vị trí thuộc ngành nhân sự, bạn có thể tìm việc ở nhiều công ty khác bất kể lĩnh vực kinh doanh là gì, đây là lợi thế của nghề Nhân sự so với một số nghề khác. Và tính linh hoạt này cũng là điều thu hút ngày càng nhiều các bạn trẻ quan tâm đến ngành nhân sự.
3. Ngành Logistics
Cách đây vài thế kỷ, thuật ngữ Logistics được sử dụng trong quân đội và được hoàng đế Napoléon nhắc đến trong câu nói nổi tiếng "Kẻ nghiệp dư bàn về chiến thuật, người chuyên nghiệp bàn về Logistics".
Từ câu nói trên chúng ta có thể thấy rằng vị thế của Logistics đã được khẳng định từ rất lâu. Ngày nay, thuật ngữ Logistics được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế như một ngành mang lại nhiều nguồn lợi to lớn không những cho các doanh nghiệp mà cho cả nền kinh tế quốc dân. Logistics có thể được định nghĩa là một dịch vụ giao, nhận và lưu trữ hàng hóa liên quan tới khâu đầu vào (nguyên nhiên liệu vật tư) và khâu đầu ra (sản phẩm cuối cùng) nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.Tuy nhiên, điều quan trọng là ngành này cần những kỹ năng gì? Những thách thức và tiềm năng của nó ra sao? Và tất cả điều đó đều nằm trong bài viết sau đây
4. Ngành Tài chính ngân hàng
Ngành Tài chính ngân hàng là một trong những ngành học được đông đảo thí sinh quan tâm tìm hiểu và lựa chọn. Đến với ngành này, bạn sẽ học về sự luân chuyển của tiền cũng như các công cụ, chính sách để quản lý dòng tiền.
Việc luân chuyển tiền tệ luôn được vận hành giống như các mạch máu trong cơ thể vì nó có nhiệm vụ đảm bảo hoạt động cho toàn bộ hệ thống nên dù nền kinh tế có phát triển hay khủng hoảng thì triển vọng việc làm của ngành không bao giờ hạn hẹp. Tuy nhiên, ở mỗi vị trí lại có những yêu cầu riêng đòi hỏi bạn phải tự nghiên cứu và trau dồi.
5. Ngành Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin (IT – Information Technology) là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới Internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin. CNTT chính là cái nôi đào tạo tất cả các công việc liên quan tới máy tính, mạng và Internet.
Chúng ta ai cũng biết rằng làm coder rất nhiều tiền, kỹ sư phần mềm lương rất khá, hay quản trị mạng cũng không tồi. Nhưng để làm được những công việc như thế, các bạn học sinh cần phải lựa chọn học ngành gì, ở đâu để có đủ kiến thức và kỹ năng chinh phục nhà tuyển dụng. Tất cả điều này sẽ được gói gọn trong những bài viết cụ thể về từng vị trí trong ngành IT của 4sv.
6. Ngành Địa ốc xây dựng
Công việc của ngành địa ốc xây dựng có thể chia thành ba nhóm: Ngoài công trường, trong công xưởng và trong văn phòng. Vì thế có thể xem đây là ngành không thiếu các cơ hội việc làm và mức lương cũng không hề thấp.
Lương kỹ sư xây dựng trên thế giới hiện nay rơi vào khoảng 80.000 USD/năm (hơn 1,7 tỉ đồng, theo USnews.com) – với mức lương này, các kỹ sư xây dựng hoàn toàn hài lòng và yên tâm về chất lượng cuộc sống của mình. Vấn đề ở đây chính là, bạn có đủ giỏi để nắm bắt cơ hội trong muôn vàn cơ hội? Có đủ kỹ năng và kiến thức để dấn thân vào nghề? Vì thế hãy tự trang bị kiến thức cho mình ngay từ bây giờ để có những bước tiến vững chắc cho trong sự nghiệp sau này
7. Ngành Sản xuất
Đây là ngành thiên về kỹ thuật, và hoạch định kế hoạch cung ứng sao cho dây chuyền sản xuất được vận hành 1 cách ổn định nhất. Những vị trí cơ bản có thể kể đến trong ngành là kỹ sư vật liệu, kỹ sư hệ thống công nghiệp, kỹ sư điện, nhân viên hoạch định sản xuất, kỹ sư cơ khí, kỹ sư bảo trì, kỹ thuật viên sản xuất,....Và bạn có thể tìm kiếm những thông tin cần thiết về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cần có tại những bài viết định hướng nghề nghiệp của 4sv.
8. Ngành Quản trị khách sạn dịch vụ
Quản trị khách sạn là các hoạt động liên quan đến việc đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí (nghỉ dưỡng, dịch vụ du lịch, trò chơi, ăn uống,…), công việc (họp hành, hội thảo, hội nghị) và giúp khách có trải nghiệm vui vẻ, đáng nhớ nhất.
Ngành này đặc biệt phù hợp với những bạn năng động, nhạy bén trong công việc, có khả năng quan sát nắm bắt tâm lí khách hàng, xử lí tình huống tốt trong những trường hợp khẩn cấp và đặc biệt phải có đam mê, nhiệt huyết trong công việc. Nếu bạn thấy mình phù hợp, hãy xem qua những bài viết trong phần định hướng để tìm hiểu thêm về ngành này nhé.
9. Ngành Luật - Dịch vụ Luật
Học Luật ra trường không phải chỉ làm việc trong các cơ quan nhà nước mà có thể làm việc ở rất nhiều ngành nghề và đơn vị khác nhau như làm việc trong các doanh nghiệp, làm tư vấn luật, làm nhà báo,... Mặc dù nhu cầu về ngành luật hiện nay là rất lớn nhưng các bạn cũng cần phải trang bị thêm cho mình những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng.
10. Kế toán kiểm toán
Kế toán là một ngành nghề rất phổ biến và có tính ổn định cao, có vai trò quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ một tổ chức hay doanh nghiệp nào từ tư nhân đến nhà nước. Do đó, thị trường việc làm và nhu cầu nhân lực của ngành này rất rộng lớn. Công việc đa dạng, hấp dẫn nhưng để có thể tự tin nắm bắt và theo đuổi ngành kế toán, bên cạnh các kiến thức cơ bản và chuyên sâu của ngành, việc trang bị thêm các kiến thức về kỹ năng mềm, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tổ chức cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng.
Tóm lại, các bạn sinh viên đừng nghĩ đến chuyện “thất nghiệp”, “lương thấp”, mà đã đến lúc nghĩ về chuyện trang bị kỹ năng, kiến thức như thế nào để gặt hái thành công trong tương lai. Và với những bài viết định hướng cụ thể cho từng vị trí của từng ngành nghề, 4sv tin chắc rằng các bạn hoàn toàn có thể tự trang bị kiến thức cũng như những kỹ năng cần thiết cho mình. Và đây sẽ là nền tảng vững chắc để các bạn có những quyết định đúng đắn cho sự nghiệp sau này.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét